Theo trang Businessinsider, các nhà phân tích của ngân hàng JP Morgan dự báo giá dầu thô có thể tăng lên 120 USD/thùng vào năm 2022 và 150 USD/thùng vào năm 2023 vì nhóm các nước sản xuất dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) hạn chế “bơm” để bảo vệ giá dầu ở mức cao hơn.
Điều này có nghĩa việc chính quyền Biden giải phóng kho dự trữ dầu chiến lược không tác động nhiều đến giá dầu. Minh chứng là sau khi Mỹ đưa 50 triệu thùng vào thị trường, giá dầu vẫn tăng.
Như vậy, động lực chính thúc đẩy giá dầu vẫn là yếu tố cung – cầu. Bên cạnh đó, khi biến thể Omicron khiến giá dầu lao dốc do lo ngại các biện pháp hạn chế đi lại khiến nhu cầu tiêu thụ giảm dầu. JPMorgan cho rằng đây là một phản ứng thái quá.
Chúng tôi cho rằng thị trường đang đánh giá quá cao về những tác động của biến thể Omicron đối với giá dầu trong kỳ nghỉ lễ của Mỹ.
Biến thể này sẽ không tác động hoặc tác động rất nhỏ đến giá dầu kỳ nghỉ này ngay cả khi biến thể Omicron lan rộng, JPMorgan cho biết.
Nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ vẫn ổn định. Do đó, nguồn cung là yếu tố quyết định giá dầu trong nhiều năm tới.
Việc OPEC+ nắm chắc vai trò điều tiết nguồn cung thì giá dầu Brent đạt 120 USD/thùng vào năm 2022 và có thể tăng vọt lên mức 150 USD/thùng vào năm 2023, tăng gấp đôi so với hiện tại là có căn cứ.
“Chúng tôi tin rằng OPEC+ sẽ bảo vệ giá dầu bằng cách “bơm” dầu một cách nhỏ giọt để giữ tồn kho ở mức thấp, cân bằng thị trường và quản lý tốt nguồn dự trữ”, JPMorgan lý giải.
Nguồn cung tăng từ các nhà sản xuất dầu tại Mỹ có thể gây áp lực khiến giá dầu giảm.
Nhưng số lượng giàn khoan dầu của Mỹ hiện chỉ bằng một nửa so với năm 2019 và các khoản đầu tư vào lĩnh vực này đã chậm lại kể từ khi giá dầu về âm trong bối cảnh đại dịch bùng phát năm 2020.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá dầu vẫn tiếp tục tăng, ít nhất là cho đến khi Mỹ khôi phục được sản lượng như trước đại dịch.
Theo trang Oil Price, JP Morgan ước tính công suất dự phòng của OPEC+ vào năm 2022 khoảng 2 triệu thùng/ngày, chỉ bằng 43% mức các thành viên đồng thuận trước đó là 4,8 triệu thùng/ngày.
“Chúng tôi cho rằng trong nửa đầu năm 2022 sẽ có 3 tháng cần phải cắt giảm sản lượng xuống mức 400.000 thùng/ngày để cân bằng thị trường và xem xét tác động của biến thể mới Omicron.
Song, chúng tôi sẽ đấu tranh để bổ sung 250.000 thùng/ngày khi nhu cầu tiêu thụ phục hồi”, nhà phân tích cho biết.
Dự kiến OPEC+ sẽ họp vào cuối tuần này để đánh giá tác động của biến thể Omicron đối với nhu cầu và giá dầu mỏ, có nên bổ sung nguồn cung trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và sau khi Mỹ, Anh và một số quốc gia châu Á mở kho dầu dự trữ.
Nguồn tin của Reuters cho rằng giá dầu giảm mạnh sau khi biến thể Omicron xuất hiện, nhưng sẽ nhanh chóng phục hồi. Họ cần thêm thời gian để hiểu biến thể mới là gì và liệu có cần phản ứng hay không.
Công ty Cổ phần Quốc tế T&G
Địa chỉ: 352 Phố Huế, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0345786803
Email: hrm@tginterjsc.com
Trang web: http://tginternationaljsc.com