Giá kim loại hôm nay 10/6: Giá đồng tăng do lạc quan về sự phục hồi kinh tế

Giá kim loại hôm nay 10/6: Giá đồng tăng do lạc quan về sự phục hồi kinh tế

Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 3,5 USD lên 9.967,5 USD/tấn. Giá thiếc (CMSN3) tăng 0,1% lên mức 31,255 USD sau khi đạt mức cao nhất trong 10 năm.

Giá đồng ở dưới mức 10.000 USD/tấn do số liệu cho thấy các nhà máy Trung Quốc đang đối mặt với chi phí nguyên liệu đầu vào tăng nhanh nhất trong 12 năm và một cơ quan đại lý của chính phủ Trung Quốc cho biết họ sẽ tăng cường giám sát các thị trường hàng hóa.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 3,5 USD lên 9.967,5 USD/tấn. Giá đồng tăng gần 30% trong năm nay.
Việc chính phủ Trung Quốc kiểm soát giá hàng hóa tăng có thể phá đi động lực đầu cơ trong thị trường này, nhưng không có khả năng ảnh hưởng tới giá cả.
Các nhà đầu cơ giảm quy mô đặt cược vào giá đồng tăng, với số mua ròng trên sàn London giảm giảm xuống 20% của các hợp đồng đã mở.
Cùng thời điểm, các công nhân tại mỏ đồng Spence của Tập đoàn BHP ở Chile cho biết họ sẽ gia hạn đàm phán với công ty thêm vài ngày nữa để cố gắng tránh đình công.
Cơn khát năng lượng xanh sẽ là nguồn cơn của siêu chu kỳ hàng hoá kéo dài nhiều thập kỷ tiếp theo? - Ảnh 4.
Giá nhôm giảm 0,1% xuống mức 2.450 USD/tấn. Hợp đồng tiền mặt đã chuyển sang mức phí bảo hiểm 11,80 USD so với kim loại ba tháng – mức cao nhất kể từ năm 2019 – từ mức giảm giá 30 USD hai tuần trước, cho thấy nguồn cung vật liệu có thể giao nhanh được thắt chặt hơn.
Giá thiếc (CMSN3) đã tăng 0,1% ở mức 31,255 USD sau khi đạt mức cao nhất trong 10 năm.

Trên sàn London giá kẽm không đổi được duy trì ở mức 3.015,50 USD/tấn, giá nikel tăng 1,1% lên 18.130 USD và giá chì tăng 0,5% lên 2.194 USD.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng sự bùng nổ giá hàng hoá hiện nay mang tính chu kỳ chứ không phải thay đổi về cấu trúc. Nó đến từ nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc, sự phục hồi kinh tế sau đại dịch của châu Âu, Mỹ và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng. Họ kỳ vọng đà tăng giá giảm dần khi Trung Quốc – người mua hàng hoá lớn nhất thế giới – thắt chặt tín dụng.
Thực tế là một số nguyên liệu thô đã giảm. Quặng sắt giảm 10% so với mức cao kỷ lục gần đây là 233 USD/tấn vào tháng 5, sau khi Bắc Kinh đưa ra cảnh báo về sự đầu cơ. “Giá hàng hoá tăng vì nhu cầu quá mạnh. Nhưng phần lớn đó là sự phục hồi theo chu kỳ sau một cuộc suy thoái rất lớn”, Ric Deverell – nhà kinh tế của Macquarie tại Sydney cho biết.
Những người hoài nghi cũng nhanh chóng chỉ ra rằng không phải tất cả mặt hàng đều bị thiếu hụt. Một trường hợp điển hình là dầu mỏ, nơi OPEC và đồng minh vẫn chưa hoàn toàn rút lại việc cắt giảm sản lượng, ban hành từ tháng 4/2020.
“Khi nói về siêu chu kỳ, chúng ta đang nói về thứ gì đó lớn hơn. Nó phải liên quan đến các mặt hàng chính như dầu và quặng sắt”, Mark Williams – nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á của Capital Economics cho biết.
Tuy nhiên, khi nói đến đồng và các kim loại khác có liên quan đến công nghệ xanh, chẳng hạn coban và nikel, ngay cả những người hoài nghi nhất cũng chấp nhận một thực tế rằng siêu chu kỳ có thể diễn ra. Nguồn cung đang rất hạn chế trong khi thị trường đang tăng tốc.
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải
                                                                                                         (Đơn vị:CNY/tấn)
Tên loại Kỳ hạn Ngày 10/6 Chênh lệch so với ngày hôm qua
Giá thép Giao tháng 10/2021 5.023                                                +53
Giá đồng Giao tháng 7/2021 71.880                                              +490
Giá kẽm Giao tháng 7/2021 22.605                                                +20
Giá Niken Giao tháng 7/2021 132.430                                           +1.850
Giá bạc Giao tháng 12/2021 5.685                                                   –                                                   – 48
Bài viết liên quan