Giá quặng sắt và khoáng sản nhập khẩu tháng 8 cao gấp hai lần cùng kỳ năm ngoái

Giá quặng sắt và khoáng sản nhập khẩu tháng 8 cao gấp hai lần cùng kỳ năm ngoái

Trong khi giá quặng thế giới có xu hướng hạ nhiệt thì giá quặng sắt và khoáng sản nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 8 vẫn tăng nhẹ, đạt 173 USD/tấn, mức cao nhất trong 8 tháng đầu năm và tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu quặng và khoáng sản các loại trong tháng 8 đạt 1,9 triệu tấn, giá trị hơn 335 triệu USD, giảm nhẹ về lượng và giá trị so với tháng 7.

Lũy kế 8 tháng đầu năm, nhập khẩu quặng và khoáng sản đạt gần 18 triệu tấn, trị giá 2,9 tỷ USD tăng 60% về lượng, kim ngạch xuất khẩu tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2020.

Giá quặng sắt nhập khẩu diễn biến trái chiều với xu hướng thế giới - Ảnh 1.

Lượng, giá trị nhập khẩu quặng sắt trong vòng 1 năm qua (Số liệu: Tổng cục Hải quan, Đồ họa: Hoàng Anh)

Giá nhập khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 8 đạt 173 USD/tấn, đạt mức cao nhất trong 8 tháng đầu năm và tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung 8 tháng đầu năm, giá nhập khẩu quặng và khoáng sản đạt 157 USD/tấn, tăng 76% so với cùng kỳ năm trước

Như vậy, nhập khẩu quặng sắt có xu hướng hạ nhiệt trong 4 tháng liên tiếp. Tuy nhiên giá quặng sắt vẫn còn ở mức cao và đi ngược lại so với xu hướng thế giới.

Giá quặng sắt nhập khẩu diễn biến trái chiều với xu hướng thế giới - Ảnh 2.

So sánh giá quặng sắt 8 tháng năm 2020 và năm 2021 (Số liệu: Tổng cục Hải quan, Đơn vị: USD/tấn, Đồ họa: Hoàng Anh)

Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) giá quặng sắt ngày 8/9 giao dịch ở mức 132 – 133 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm mạnh khoảng 33 USD/tấn so với thời điểm 11/8.

Mức giá này giảm khoảng 80 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5, tương đương 210 – 212 USD/tấn.

Cũng theo trang Mining, giá quặng sắt giảm 7% do sản lượng sản xuất thép của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 8.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố trong tháng 8 sản xuất thép thô của nước này đạt 83 triệu tấn, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước do chính sách kiểm soát ngành thép để cắt giảm lượng khí thải ra môi trường.

Các nhà phân tích tại công ty phân tích ANZ Research nhận định đây là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020. Mức giảm này dự kiến sẽ vẫn duy trì đến cuối năm khi các tỉnh đang nỗ lực đạt được các mục tiêu về phát thải.

ANZ dự báo sản lượng thép của Trung Quốc có thể giảm 11% trong nửa cuối năm 2021, kéo theo lượng tiêu thụ quặng sắt sẽ giảm khoảng 87 triệu tấn.

“Các thị trường vẫn rất quan tâm với tin tức về những diễn biến mới của Trung Quốc bởi giá quặng sắt vẫn ở mức cao hơn giá thành sản xuất”, nhà kinh tế Westpac, Justin Smirk chia sẻ với Financial Review.

Mới đây, tỉnh Vân Nam, nơi sản xuất khoảng 2% tổng lượng thép thô của Trung Quốc đã yêu cầu các nhà sản xuất địa phương kiểm soát sản lượng tiêu thụ thép, nhôm và các vật liệu khác. Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh này khuyến cáo doanh nghiệp lùi một phần kế hoạch sản xuất tháng 9 đến tháng 11, 12.

Nguyên nhân là tỉnh này đang nhắm đến mục tiêu “bầu trời xanh”, giảm ô nhiễm không khí, chuẩn bị Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh vào tháng

Công ty Cổ phần Quốc tế T&G

Địa chỉ: 352 Phố Huế, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0345786803

Email: hrm@tginterjsc.com

Trang web: http://tginternationaljsc.com

Bài viết liên quan