Giá than từ Châu Á đếu Châu Phi đều cao kỷ lục

Giá than từ Châu Á đếu Châu Phi đều cao kỷ lục

Thị trường than thế giới đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Giá than đã liên tiếp phá vỡ những kỷ lục cao để đạt những đỉnh cao mới do nhu cầu tăng mạnh và nhiều yếu tố khác.

Giá than giao dịch trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) sau khi tăng 8% trong phiên 23/8 tiếp tục tăng thêm 6% trong phiên 24/8, kéo dài chuỗi tăng giá suốt từ cuối quý 3/2020 do nhu cầu điện tăng, lo ngại về nguồn cung than đá ở Trung Quốc, các vấn đề về hạ tầng cơ sở, và giá khí gas tăng trên toàn cầu. Thời tiết nóng bất thường cũng thúc đẩy nhu cầu than tăng ở các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

Sáng 24/8, giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên tăng lên mức cao kỷ lục mới trong lịch sử, 2.571 nhân dân tệ (396,7 USD)/tấn, trong khi than cốc cũng đạt mức :đỉnh” mới 3.267,50 nhân dân tệ (504,17 USD) /tấn. Chỉ trong 2 phiên giao dịch, giá than trên sàn này đã tăng hơn 15%. Kết thúc phiên 24/8, giá than giảm nhẹ, than luyện cốc xuống 2.465 CNY (280,5 USD0/tấn, than cốc xuống 3.150,5 CNY/tấn, nhưng vẫn là mức cao kỷ lục lịch sử và tăng tiếp 6,5% so với phiên liền trước.

Giá than từ Châu Á đếu Châu Phi đều cao kỷ lục - Ảnh 1.

Giá than đang ở mức cao kỷ lục lịch sử

Đợt tăng giá này được châm ngòi bởi tin đồn Trung Quốc sẽ ngừng nhập khẩu than Mông Cổ trong vòng 2 tuần kể từ 23/8 do Covid-19, làm dấy lên lo sợ nguồn cung than vốn đang khan hiếm sẽ càng thêm bị thắt chặt.

Theo Mysteel Global, Mông Cổ xuất khẩu 28,6 triệu tấn than trong năm 2020, và Trung Quốc là thị trường xuất khẩu than lớn nhất của Mông Cổ, mua khoảng 95% tổng lượng xuất khẩu trên. Khoảng 14,55 triệu tấn than của Mông Cổ, chiếm 54% tổng lượng xuất khẩu, đã được vận chuyển qua Cảng Ganqimaodu – cảng biên giới trên bộ lớn nhất của Trung Quốc, đồng thời là kênh nhập khẩu than quan trọng nhất của Trung Quốc. Do đó, việc tạm dừng nhập khẩu trong 2 tuần sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ngành than ở cả Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo ông Zhao Yang, nhà đồng sáng lập trang thông tin thị trường than Trung Quốc, Meitan Jianghu, than nhập khẩu từ Mông Cổ phần lớn được sử dụng trong sản xuất thép. Do đó, việc tạm dừng nhập khẩu than từ nước này sẽ ảnh hưởng lớn tới ngành sản xuất thép của Trung Quốc.

Giá than gần đây tăng cũng do nhu cầu mạnh mẽ đối với nhiên liệu cho nhà máy điện, đặc biệt là từ Trung Quốc, vượt quá nguồn cung. Việc giá than thế giới tăng mạnh gần đây đã khiến người tiêu dùng Trung Quốc chuyển hướng sang sử dụng than nội, song sản xuất than trong nước cũng gặp nhiều vấn đề.

Trong khi đó, mặc dù thời kỳ cao điểm sử dụng điện ở Trung Quốc sắp kết thúc, song nhu cầu than nhiệt vẫn còn tăng cao do sản lượng than trong nước thấp vì bị ảnh hưởng bởi nhiều sự cố liên quan đến an toàn và hệ thống hậu cần bị gián đoạn do mưa lớn gây lũ lụt trong thời gian gần đây. Những đợt nắng nóng ở Chiết Giang, Giang Tô và Quảng Đông, các tỉnh công nghiệp lớn nhất của Trung Quốc và sản lượng công nghiệp phục hồi đã đẩy nhu cầu điện gia tăng, bất chấp việc Chính phủ nước này đã cam kết cắt giảm lượng khí thải carbon.

Giá than Mỹ ngày 18/8 đã tăng lên 172 USD/tấn, gấp đôi so với mức 85 USD/tấn hồi đầu năm 2021.

Trong khi đó, giá than nhiệt của Australia giao tại cảng Newcastle – loại than phổ biến cung cấp cho thị trường Châu Á năm nay cũng đã tăng 106%, hiện đạt hơn 166 USD/tấn, theo thông tin từ Argus.

Theo đó, chỉ số giá than Newcastle hàng tuần (Newcastle weekly index) vào tháng 9/2020 chỉ là 46,18 USD/tấn, trung tuần tháng 8/2021 đạt tới mức cao nhất mọi thời đại, 195,20 USD; chỉ số than Nam Phi (Richards Bay index) cũng tăng 55% từ đầu năm đến nay, đạt 137,06 USD/tấn.

Giá than Indonesia hiện cũng tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn 1 thập kỷ, đạt 130,99 USD/tấn vào đầu tháng 8/2021.

Nhu cầu than tăng vọt từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nâng giá than chuẩn của Indonesia cho tháng 8 năm 2021 lên 130,99 USD / tấn, mức cao nhất trong hơn một thập kỷ, Bộ năng lượng Indonesia thông báo vào ngày 3 tháng 8.

Nhu cầu than tăng mạnh, nhất là ở Bắc Á

Nhu cầu than tăng vọt từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nhập khẩu than của Trung Quốc đã tăng 35% trong tháng 6 so với tháng liền trước, lên mức cao nhất của năm nay 2021, Reuters đưa tin vào ngày 13 tháng 7. Trong sáu tháng đầu năm nay.

Giá than từ Châu Á đếu Châu Phi đều cao kỷ lục - Ảnh 2.

Nhập khẩu than của Trung Quốc

Tuy nhiên, tính chung trong 6 tháng đầu năm, nước này nhập khẩu 139,56 triệu tấn than, giảm 19,7% so với cùng kỳ năm ngoái, khiến cho lượng tồn trữ than của Trung Quốc giảm xuống mức thấp chưa từng có trong tháng 8 này.

Một trong những yếu tố khiến nhập khẩu than giảm là lệnh cấm không chính thức của Bắc Kinh đối với việc mua than từ Australia, nhà xuất khẩu than nhiệt lớn thứ 2 thế giới. Theo các nhà phân tích hàng hóa Kpler, than nhập khẩu của Trung Quốc từ Australia, từng là nhà cung cấp lớn thứ hai cho thị trường này, đã giảm xuống gần như bằng 0, chỉ có một số ít than được nhập trong những tháng gần đây. Lệnh cấm không chính thức được ban hành vào khoảng giữa năm ngoái, và nhập khẩu của Trung Quốc từ Australia đã giảm từ 9,65 triệu tấn vào tháng 6 năm 2020 xuống chỉ còn 435.559 tấn vào tháng 6 năm nay, theo Kpler.

Thay vì nguồn cung Australia, Trung Quốc cố gắng chuyển hướng sang tăng nhập khẩu từ Indonesia, nước xuất khẩu than nhiệt lớn nhất, cũng như từ Nga, Mỹ và thậm chí là Nam Phi, vốn không phải là nhà xuất khẩu truyền thống đến Trung Quốc.

Nhập khẩu của Trung Quốc từ Indonesia đã tăng từ 11,77 triệu tấn vào tháng 6 năm 2020 lên 18,28 triệu tấn vào tháng 6 năm 2021, theo Kpler. Nhập khẩu từ Nga lên 5,33 triệu tấn trong tháng 6 năm nay từ mức 3,78 triệu tấn cùng tháng năm ngoái, trong khi nhập khẩu từ Mỹ là 1,56 triệu tấn trong tháng 6, tăng từ 572.000 tấn cùng tháng năm 2020.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang phải trả chi phí rất cao để không nhập khẩu than Australia, khiến giá than Indonesia cũng tăng mạnh.

Nguồn cung than không đáp ứng đủ nhu cầu

Trong khi nhu cầu tăng đột biến, nguồn cung từ các nhà sản xuất lớn lại hạn chế. Căng thẳng thương mại với Australia đã làm giảm nhập khẩu than từ nước này vào Trung Quốc khiến nguồn cung than tại Trung Quốc trở nên eo hẹp. Trong khi đó, nguồn cung ở những nơi khác cũng gặp vấn đề do một mỏ đóng cửa ở Colombia và lũ lụt ở Indonesia và Australia.

Indonesia gần đây đã cấm xuất khẩu than đối với hàng chục công ty khai thác của mình, khiến cho nguồn cung từ thị trường này bị co lại. Theo đó, đầu tháng này, Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản của Indonesia đã đình chỉ xuất khẩu của 34 mỏ than vì không đáp ứng nghĩa vụ bán hàng trong nước giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2021.

Để đáp ứng nhu cầu, Trung Quốc đã cho phép khởi động lại sản xuất 15 mỏ than trên khắp các tỉnh phía bắc trong thời hạn 1 năm, như các mỏ ở Sơn Tây và Tân Cương. Tuy nhiên, sản xuất than ở những mỏ này luôn có những rủi ro tiềm ẩn như vấn đề an toàn bom mìn hay lũ lụt…

Giá than từ Châu Á đếu Châu Phi đều cao kỷ lục - Ảnh 3.

Nhập khẩu than của Trung Quốc

Triển vọng giá sẽ chưa sớm hạ nhiệt

Mặc dù đang ở mức cao kỷ lục lịch sử, song dự đoán giá than thế giới sẽ cồn tiếp tục tăng do kinh tế Trung Quốc dự báo sẽ khởi sắc trở lại vào cuối năm nay.

Ramli Ahmad, chủ tịch công ty khai thác than Indonesia, Orentin Energi, khi trả lời phỏng vấn của báo chí đã nói: “Nó (than) tràn sang Trung Quốc. Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc”, và “Tôi nghĩ nền kinh tế Trung Quốc đang nóng lên. Vì vậy, nếu nửa đầu năm họ không nhập nhiều thì nửa cuối năm họ sẽ nhập nhiều hơn. Điều đó đang làm cho giá tăng lên”.

Việc giá dầu hồi phục và giá khí gas cao kỷ lục cũng sẽ tiếp tục đẩy giá than tăng lên. Giá dầu thô đã tăng trên 30% trong năm nay, trong khi khí đốt tăng 55%.

Về dài hạn, thị trường than vẫn có nhiều cơ hội phát triển dù thế giới đang chống lại khí thải carbon. Đó là do những nền kinh tế chưa có quy định nghiêm ngặt về môi trường như Ấn Độ, Pakistan… vẫn tiếp tục gia tăng sử dụng than. Cần lưu ý rằng, Châu Âu và Mỹ – những nơi chống lại việc sử dụng than – chỉ chiếm 10% nhu cầu than toàn cầu.

Daily Times, Cnbc, Argusmedia

Công ty Cổ phần Quốc tế T&G

Địa chỉ: 352 Phố Huế, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0345786803

Email: hrm@tginterjsc.com

Trang web: http://tginternationaljsc.com

Bài viết liên quan