Giá hàng hóa từ năng lượng, kim loại cho đến các sản phẩm nông nghiệp phục hồi mạnh trong năm 2021, trong đó nhiên liệu điện dẫn đầu đà tăng, được thúc đẩy bởi nguồn cung thắt chặt và sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ khi việc tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 giúp ngăn chặn tình trạng phong tỏa trên diện rộng.
Các nhà phân tích và các thương nhân nhận định kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2022, từ đó nhu cầu hàng hóa trên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng mạnh và thúc đẩy giá tăng tiếp, mặc dù sẽ ít có khả năng tái diễn tốc độ tăng giá mạnh mẽ như năm 2021.
Jeffrey Halley, nhà phân tích cấp cao của công ty môi giới OANDA cho biết: “Năm 2021 chứng kiến một làn sóng tăng giá mạnh mẽ trên diện rộng”.
“Mặc dù tôi tin giá cả hàng hóa sẽ vẫn ở mức cao, nhưng tôi cho rằng việc giá hồi phục vào năm 2020 và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2021 bởi đó là những năm đặc biệt. Do đó, tôi không dự đoán mức tăng của năm 2022 sẽ tương tự như vậy”, ông Halley nói.
Giá năng lượng và thực phẩm đã tăng vọt trong năm 2021, tác động đến các công ty dịch vụ tiện ích và người tiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới, từ Bắc Kinh đến Brussels, làm gia tăng áp lực lạm phát.
Giá cao đang khuyến khích các nhà sản xuất tăng sản lượng, nhưng một số nhà phân tích cho rằng nguồn cung cho các sản phẩm như dầu và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ tiếp tục khan hiếm vì các dự án này đòi hỏi nhiều năm để đi vào hoạt động sản xuất.
Những thị trường tăng giá mạnh nhất trong năm 2021.
NĂNG LƯỢNG TĂNG GIÁ MẠNH
Giá than và khí đốt tự nhiên cao kỷ lục lịch sử dẫn đến cuộc khủng hoảng điện nghiêm trọng từ châu Âu sang Ấn Độ và Trung Quốc trong năm 2021.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên thị trường Châu Á đã tăng hơn 200%, trong khi giá hợp đồng tham chiếu của mặt hàng than cũng trên thị trường Châu Á tăng gấp đôi.
Valery Chow, người phụ trách bộ phận nghiên cứu khí đốt và LNG khu vực châu Á của công ty Wood Mackenzie cho biết: “Nhu cầu LNG toàn cầu tăng 20 triệu tấn trong năm 2021 so với năm liền trước, trong đó châu Á chiếm gần như toàn bộ mức tăng này”, và them rằng “hơn 20%b mức tưng nhu cầu đến từ Trung Quốc, khiến thị trường này trở thành nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới, vượt qua Nhật Bản.
Ông nói: “Tuy nhiên, giá LNG giao ngay cao liên tục có khả năng bắt đầu làm giảm tốc độ tăng trưởng nhu cầu chung, đặc biệt là ở các thị trường nhạy cảm nhiều với giá như Nam Á và Đông Nam Á.
Giá dầu toàn cầu cũng phục hồi từ 50% đến 60% trong năm 2021 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022 khi nhu cầu nhiên liệu máy bay hồi phục mạnh mẽ.
Tại Trung Quốc, giá than đã giảm hơn một nửa so với mức cao kỷ lục đạt được vào tháng 10/2021 sau khi Trung Quốc – nhà sản xuất và cũng là nhà tiêu dùng hàng đầu thế giới – nỗ lực tăng sản lượng và kiềm chế giá.
KIM LOẠI TĂNG GIÁ
Cuộc khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc và châu Âu ảnh hưởng đến sản xuất nhôm, khiến giá nhôm kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London (LME) tăng hơn 40% trong năm 2021 và là năm tăng thứ 2 liên tiếp. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đó cũng ảnh hưởng đến nhu cầu quặng sắt do nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới – Trung Quốc – cắt giảm sản lượng.
Giá quặng sắt, đạt mức cao kỷ lục vào tháng 5/2021, đã giảm trong nửa cuối năm 2021 giữa bối cảnh Trung Quốc hạn chế sản lượng nghiêm ngặt. Giá quặng sắt kỳ hạn tương lai trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) giảm hơn 10% sau đợt tăng mạnh trong hai năm qua.
Các nhà phân tích nhận định, thị trường kim loại cơ bản sẽ hoạt động tốt hơn nhóm kim loại đen trong thời gian tới vì quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ thúc đẩy nhu cầu, trong khi các nút thắt trong chuỗi cung ứng có thể vẫn tiếp diễn.
Giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn LME đã tăng 3 năm liên tiếp, trong đó năm 2021 tăng 25%.
Nhà kinh tế Howie Lee của OCBC cho biết: “Nhu cầu đồng dự kiến sẽ mở rộng trong năm 2022, là năm tăng thứ 2 liên tiếp, đặc biệt là sau khi hội nghị biến đổi khí hậu COP26 kết thúc gần đây cho thấy các chính phủ ngày càng sẵn sàng trong việc ưu tiên năng lượng sạch”.
Giá các kim loại chính trên thị trường Trung Quốc năm 2021.
NÔNG SẢN CŨNG TĂNG GIÁ
Giá đậu tương kỳ hạn trên thị trường Chicago đã tăng năm thứ 3 liên tiếp, trong khi giá ngô tăng gần 25%, và lúa mì tăng hơn 20%.
Nguồn cung hạn chế do thời tiết bất lợi và nhu cầu mạnh thường thúc đẩy thị trường nông sản.
Cả dầu cọ Malaysia và dầu đậu tương Mỹ đều tăng giá hơn 30% trong năm qua, và cùng là năm thứ 3 tăng liên tiếp.
Giá một số nông sản chính trên thị trường thế giới.
Đối với đồ uống, giá cà phê arabica tăng gần 80%, ghi nhận lợi nhuận năm thứ hai liên tiếp, và robustas tăng 70% do các vấn đề về chuỗi cung ứng và nhu cầu gia tăng, lấy lại toàn bộ những gì đã mất trong 3 năm trước đó.
Giá đường thô tăng hơn 20%, phục hồi năm thứ ba liên tiếp, trong khi đường trắng cũng tăng tương tự khi sản lượng giảm ở nhà sản xuất hàng đầu thế giới – Brazil – vì hạn hán và băng giá.
Các nhà phân tích cho biết, giá kim loại quý có thể sẽ hạ nhiệt do nhu cầu gia tăng đối với các tài sản rủi ro cao như kim loại công nghiệp, chứng khoán và các thị trường khác.
Giá vàng năm 2021 hầu như không thay đổi, sau khi giảm trong năm 2020, trong khi bạc cũng giảm sau 2 năm tăng mạnh.
Tham khảo: Refinitiv
Công ty Cổ phần Quốc tế T&G
Địa chỉ: 352 Phố Huế, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0345786803
Email: hrm@tginterjsc.com
Trang web: http://tginternationaljsc.com