Giá than nhiệt, được sử dụng trong các nhà máy điện, đã tăng 110% kể từ đầu năm tới nay và đạt mức cao chưa từng có kể từ năm 2008 trên thị trường Campuchia, là 179 USD/tấn. Điều này có thể gây khó khăn cho Campuchia, nơi có nhiều nhà máy sản xuất điện còn sử dụng than làm nguyên liệu.
Giá than đang bị đẩy lên cao bởi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường đặt hàng để đáp ứng nhu cầu điện gia tăng cao hơn từ các nhà máy sản xuất.
Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia (EMR) báo giá than tham chiếu (HBA, làm cơ sở cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh than của nước này chào bán) tháng 9/2021 ở mức 150,03 USD/tấn, tăng 14,53% so với mức 130,99 USD/tấn vào tháng Tám và là mức cao nhất kể từ khi đạt đỉnh 116,65 USD/tấn vào tháng 11/2011. Than Indonesia chủ yếu là loại than dùng trong các nhà máy nhiệt điện.
Trong khi đó nguồn cung than không tăng vì các công ty khai thác không muốn đầu tư vào một ngành công nghiệp không được các chính phủ và người dân trên khắp thế giới ưa chuộng.
Giá than tăng cao có thể gây khó khăn cho Campuchia, nơi có ngành điện lực phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ qua.
Công suất sản xuất điện của Campuchia đã tăng gấp 12 lần trong 15 năm qua, và lượng điện sản xuất ra tăng 10,39 lần (Nguồn: Phnompenhpost)
Theo Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia (MME), năm 2020, có tới 47% sản lượng điện của Vương quốc đến từ các nhà máy nhiệt điện. Theo đó, các nhà máy nhiệt điện sản xuất gần 4.000 gigawatt giờ điện. Một gigawatt bằng 1.000 megawatt. Một megawatt điện từ một nhà máy than tạo ra đủ năng lượng cho khoảng 400 đến 900 ngôi nhà kiểu phương Tây sử dụng trung bình trong một năm.
Bridget McIntosh, giám đốc công ty tư vấn quốc gia về năng lượng bền vững, EnergyLab Campuchia, cho biết: “Giá than trên toàn cầu đã biến động đáng kể trong thập kỷ qua và Campuchia chịu rủi ro lớn từ những biến động đó vì giá điện mà điện mà công ty sản xuất điện và điện tử Electricite du Cambodge [EDC] trả cho các nhà máy điện phụ thuộc vào giá than nhập khẩu.
Ở Campuchia, thủy điện là nguồn cung cấp điện lớn thứ 2 sau than, với 41%, nhưng những đợt hạn hán gần đây đã khiến quốc gia này không muốn phụ thuộc quá nhiều vào các nhà máy thủy điện. Đối với phần sản lượng điện còn lại trong năm 2020, có 8% sản xuất từ dầu nhiên liệu, 3% là năng lượng mặt trời và 1% là điện sinh khối.
Amaury Brucker, nhân viên hỗ trợ phát triển và truyền thông của công ty năng lượng tái tạo The Blue Circle có trụ sở tại Singapore, cho biết tỷ lệ điện sản xuất từ các nguyên liệu khác có thể sẽ thay đổi cùng với giá than.
“Sự biến động mạnh về giá cả này cho thấy than không chỉ đang gây tổn hại cho hành tinh mà còn không thể là nơi để loài người dựa vào để đưa ra các quyết định đầu tư dài hạn. Do các Thỏa thuận mua bán [PPA] điện sản xuất từ than có chỉ số giá mua bán điện họ dựa trên giá than – trừ một số trường hợp rất hiếm khác, việc giá năng lượng hóa thạch tăng mạnh như hiện nay sẽ có tác động tới lạm phát giá hàng hóa, đồng thời cũng ảnh hưởng tới cán cân thương mại của quốc gia”, ông Brucker nói.
“Trong khi đó, PPA năng lượng mặt trời và gió có giá cố định, do đó có tính thuyết phục hơn về lâu dài cho những người ra quyết định. Các nguồn năng lượng này cũng rẻ hơn than đá và xây dựng nhanh hơn nhiều – trung bình chỉ bằng một nửa thời gian xây dựng nhà máy nhiệt điện”.
Do đó, năng lượng mặt trời và điện gió sẽ có nhiều khả năng được hưởng lợi nhất từ sự thay đổi nhanh chóng quyết định của chính phủ sang các nguồn năng lượng bền vững. Tuy nhiên, tốc độ chuyển đổi năng lượng sẽ phụ thuộc vào khả năng loại bỏ dần dần các loại nhiên liệu hóa thạch vì chúng vẫn quan trọng đối với sự phát triển kinh tế hiện tại của đất nước,” ông Brucker cho hay.
Theo bà Bridget McIntosh: “Giá than thấp nhất là vào năm 2016, khi đó chi phí mua điện của EDC trung bình là 9,5 cent/kilowatt giờ [cent/kWh]. Đó cũng là năm EDC để mắt tới năng lượng mặt trời. Giờ đây, EDC có thể mua năng lượng mặt trời với giá thấp hơn một nửa – giá năng lượng mặt trời và năng lượng gió giá từ 3,88 cent/kWh đến 6,8 cent/kWh. Các nhà máy năng lượng mặt trời và năng lượng gió không phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, vì vậy rất tốt cho an ninh năng lượng và tránh rủi ro kinh tế do biến động giá cả”.
Mặc dù vậy, Vương quốc này vẫn đang mở rộng năng lực sản xuất nhiệt điện. Một nhà máy 265mW đang được xây dựng ở tỉnh Oddar Meanchey, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm tới, sử dụng nguyên liệu là than khai thác trong nước.
Chính phủ Campuchia có quan tâm hơn đến năng lượng mặt trời. Công ty Blue Circle vẫn đang đàm phán với EDC về các dự án sản xuất năng lượng gió. Công ty cho biết các cuộc đàm phán vẫn đang tiến hành, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, và dự kiến sẽ đi đến thống nhất vào cuối năm nay. Tuy nhiên, Blur Circle cho hay Chính phủ Campuchia vẫn chưa thực sự chú trọng tới năng lượng gió, khi khi mục tiêu 2030 về tổng công suất phát điện lắp đặt 17.677mW thì điện gió sẽ chỉ chiếm 0,64%, trong khi công suất điện mặt trời dự kiến là 12,1%. Như vậy, dự báo than sẽ tiếp tục là nhiên liệu quan trọng trong ngành sản xuất điện của Campuchia trong nhiều năm nữa.
Tham khảo: Khmertimeskh
Công ty Cổ phần Quốc tế T&G
Địa chỉ: 352 Phố Huế, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0345786803
Email: hrm@tginterjsc.com
Trang web: http://tginternationaljsc.com