Về mặt vĩ mô, việc thay đổi thuế nhập khẩu có thể dẫn tới sự thay đổi của nhiều “biến số” như tỷ giá hối đoái, lạm phát, chính sách tiền tệ và thất nghiệp. Điều có có thể trở nên phức tạp hơn nhiều.
Nếu một nước lớn áp thuế nhập khẩu thép, các nhà sản xuất thép Trung Quốc có thể sẽ buộc phải trang trải một phần tổn thất thông qua việc cắt giảm giá để duy trì vị thế trên thị trường Mỹ. Đối với Mỹ, nước này có thể cải thiện các điều khoản thương mại, thậm chí coi phúc lợi chung gia tăng như là cái giá cho việc nhập khẩu thép giảm.
Trong một số trường hợp, áp thuế nhập khẩu là minh chứng cho việc bảo hộ các ngành công nghiệp còn non trẻ và ứng phó với các biện pháp cạnh tranh không công bằng, chẳng hạn như trợ cấp xuất khẩu mà chính phủ một số nước thực hiện. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng công kích các biện pháp cạnh tranh không công bằng này là giải pháp tích cực hơn so với việc áp thuế nhập khẩu để bù đắp thiệt hại.
Hành động đánh thuế nhập khẩu thép của Mỹ có thể không dẫn tới sự gia tăng về sản lượng thép toàn cầu, song ảnh hưởng của nó đối với tổng cầu khá phức tạp. Khi Mỹ áp đặt thuế này thì trước tiên thu nhập ròng của Trung Quốc sẽ giảm. Tại Mỹ, các nhà sản xuất thép có thể được lợi, song người tiêu dùng và các doanh nghiệp có thể bị thiệt hại, trong khi Chính phủ Mỹ thu lợi từ nguồn thu thuế tăng.
Nghiên cứu năm 1960 của nhà kinh tế học Robert Mundell chỉ rằng trong một thế giới với tỷ giá hối đoái linh hoạt, thì kế hoạch áp thuế nhập khẩu mà chính quyền Mỹ vừa công bố có chiều hướng giúp cải thiện cán cân thương mại, song cũng đẩy tỷ giá thực của đồng USD tăng lên. Điều đó có thể dẫn tới sự giảm sút về sản lượng kinh tế và việc làm tại Mỹ.
Đồng tình với quan điểm này, Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Maurice Obstfeld hồi năm 2016 viết rằng nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu 20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Đông Á, chưa tính tới hành động trả đũa thì cũng đã khiến tỷ giá đồng USD tăng thêm 5% và GDP của Mỹ giảm đi 0,6% trong 5 năm tới.
Nếu dự báo này là đúng thì các biện pháp thương mại của ông Trump có thể ví như “gậy ông đập lưng ông” và gây tác động bất lợi lên chính kinh tế Mỹ. Những tác động này có thể lớn hơn nữa, nếu điều đó gây ảnh hưởng tạm thời lên chuỗi cung ứng toàn cầu, làm chậm đà tăng trưởng kinh tế, khiến lòng tin sa sút do những bất ổn liên quan đến chính sách thương mại. Đó là chưa kể tới những hành động trả đũa thương mại.
Trong khi đó, theo nhận định của Bộ phận dự báo và phân tích kinh tế (EIU) của The Economist, từ đầu năm 2018, chính sách thương mại đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tổng thống Donald Trump đang “đẩy” lập trường chính sách của nước ông theo hướng bảo hộ.
Mức độ leo thang của sự thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ cũng như tác động của nó đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc vào phản ứng của một số đối tác thương mại chủ chốt của Mỹ, trong đó đáng lưu ý là EU và Trung Quốc.
Phân tích của EIU cho rằng một sự trả đũa tương tự như biện pháp bảo hộ của Mỹ có thể đẩy chi phí hàng hóa đi lên, song có lẽ cũng ít có khả năng khiến tăng trưởng kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại đáng kể.
Dẫu sao, việc áp đặt hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ khó tránh khỏi làm lòng tin của giới doanh nghiệp sa sút, khiến giới đầu tư do dự trước các quyết định rót vốn, ảnh hưởng tới các mối quan hệ ngoại giao và triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.
Thêm vào đó, làn sóng mới về chủ nghĩa bảo hộ sẽ khiến thế giới khó ứng phó trước những nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong tương lai, xét từ khía cạnh thuế nhập khẩu tăng làm giảm sức chi tiêu của người tiêu dùng.
Công ty Cổ phần Quốc tế T&G
Địa chỉ: 352 Phố Huế, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0345786803
Email: hrm@tginterjsc.com
Trang web: http://tginternationaljsc.com