Một cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở châu Á và nếu thời tiết lạnh nghiêm trọng xảy ra, giá than toàn cầu có thể sẽ bắt kịp giá khí đốt.
Một cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở châu Á. Nhà xuất khẩu than lớn nhất Indonesia tạm ngừng giao hàng cho đến cuối tháng 1/2022, và nếu lệnh cấm được gia hạn hoặc thời tiết lạnh nghiêm trọng xảy ra, giá than toàn cầu sẽ bắt kịp giá khí đốt.
Từ lệnh cấm đến tăng giá
Ở Indonesia có quy tắc là các công ty than phải dành ít nhất 25% sản lượng khai thác của mình cho thị trường nội địa với mức giá 70 USD/tấn.
Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp đã không thực hiện yêu cầu này. Kết quả là lượng nhiên liệu dự trữ của các nhà máy điện ở Indonesia bị giảm. Vì vậy, Indonesia đã cấm xuất khẩu than cho đến cuối tháng này và giá cả ngay lập tức tăng vọt.
Tại châu Âu, giá than tăng 15%, lên tới 135 USD/tấn, trong khi giá than ở châu Á lên đến 197 USD/tấn.
Năm 2020, Indonesia xuất khẩu khoảng 400 triệu tấn than ra thị trường thế giới. Các nước tiêu thụ lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu.
Ví dụ, trong giai đoạn tháng 1-11/2021, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 178 triệu tấn. Hầu hết các nhà máy điện ở các tỉnh miền Đông Nam Trung Quốc đều sử dụng than.
Indonesia thậm chí còn vượt trội so với đối thủ chính là Australia. Theo ước tính sơ bộ của Bloomberg, năm 2021, Jakarta bán được số lượng than gấp đôi Canberra là 480 triệu tấn. Lý do là Trung Quốc từ chối mua than của Australia vì lý do chính trị.
Tuy nhiên, Canberra hiện không thể bù đắp sự thiếu hụt trên thị trường, vì họ đã tập trung vào các thị trường Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trung Quốc đã bù đắp cho nguồn cung bị sụt giảm bằng nhiên liệu thô từ Nga và Mỹ, nhưng Mỹ có rất ít nguồn than dư thừa. Năm 2021, xuất khẩu than từ Mỹ đã tăng 30%, trong khi tiêu thụ nội địa tăng 18%.
Còn quá sớm để “xóa sổ” nhiên liệu than
Than được coi là một nguồn tài nguyên lỗi thời. Các nước phát triển đã bắt tay vào quá trình khử carbon.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng nổ ra năm ngoái cho thấy còn quá sớm để xóa sổ loại nhiên liệu này, vì than là nguồn nhiên liệu không phụ thuộc vào thời tiết, không giống như các tấm pin Mặt Trời và cối xay gió.
Than dễ vận chuyển hơn so với khí đốt tự nhiên. Than cũng không cần xây dựng đường ống, nhà máy hóa lỏng.
Do đó, hiện nay thị trường thế giới đang đóng băng chờ cho đến khi nguồn cung của Indonesia sẽ tiếp tục trở lại. Trước hết là các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà các nhà máy điện chủ yếu dùng than.
Sự khan hiếm đang đe dọa Ấn Độ và Trung Quốc với những vấn đề nghiêm trọng, giống như hồi mùa Thu năm ngoái.
Thực tế là không dễ dàng tìm được giải pháp thay thế nhiên liệu rắn này trong khoảng thời gian ngắn. Ông Ivan Belkin, Tổng Giám đốc của Label Home Inc, cảnh báo giá than tăng sẽ khiến cho giá các nguồn năng lượng khác cũng tăng theo.
Hơn nữa, sự gia tăng nhu cầu đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở châu Á sẽ thúc đẩy giá tín chỉ nhiên liệu xanh ở châu Âu, vốn đã ở mức cao. Người đối thoại của Sputnik cho rằng giá các sản phẩm hàng hóa được sản xuất ở các nước châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng, song đây là thị phần rất lớn của thị trường hàng hóa thế giới.
Thay đổi luật chơi
Tình hình nghiêm trọng nhất là ở Trung Quốc. Dự trữ than của nước này sẽ đủ để bù đắp cho lượng nhập khẩu bị thiếu, nhưng chỉ khi lệnh cấm xuất khẩu từ Indonesia cuối tháng 1/2022 được dỡ bỏ. Nhật Bản cũng lo ngại. Chính phủ Nhật Bản đã đề nghị Jakarta cho phép bán than có hàm lượng calo cao, vì các nhà máy điện Indonesia không tiêu thụ loại than này.
Tại Jakarta, dự trữ của các nhà máy nhiệt điện địa phương được tăng lên. Việc tạm ngừng xuất khẩu đã ngăn chặn được tình trạng thiếu hụt nhiên liệu than. Tuy nhiên, các nhà chức trách có ý định thay đổi luật chơi bằng cách tăng nguồn cung cấp bắt buộc cho thị trường nội địa.
Đối với Nga, là nước xuất khẩu các nguồn năng lượng, tình hình này là có lợi. Theo số liệu sơ bộ của Bộ Năng lượng Nga, trong năm 2021, Nga đã xuất khẩu 227 triệu tấn than ra nước ngoài, nhiều hơn 7% so với năm 2020.
Hơn nữa, 129 triệu tấn được bán cho các nước châu Á-Thái Bình Dương, chỉ 50 triệu tấn được bán cho châu Âu. Tuy nhiên, để tăng xuất khẩu cho châu Á, cần phải hiện đại hóa và mở rộng cơ sở hạ tầng đường sắt.
Mặt khác, việc Indonesia ngừng bán than là con chủ bài trong tay Nga. Ông Ivan Belkin nói: “Có thể sử dụng cơ hội này một cách có lợi trong khuôn khổ đàm phán về việc xây dựng tuyến mới đến Trung Quốc thông qua đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberi-2. Bằng cách này, sẽ tạo ra giải pháp thay thế cho than đá”.
Rất có thể, lần này có thể tránh được một cuộc khủng hoảng năng lượng. Nếu Jakarta làm trầm trọng thêm tình hình thì sẽ không có lợi cho chính họ.
Ông Mark Goykhman, nhà kinh tế trưởng tại trung tâm phân tích và thông tin TeleTrade, nhấn mạnh: “Indonesia phụ thuộc vào xuất khẩu không kém gì các nước châu Á khác phụ thuộc vào nhập khẩu. Và nước này coi trọng vị thế của mình trên thị trường”.
Cho đến nay vẫn chưa có thông tin xác thực rằng các nhà chức trách Indonesia cho phép 14 con tàu bốc hàng. Khoảng 120 tàu khác đang chờ được rời cảng.
Công ty Cổ phần Quốc tế T&G
Địa chỉ: 352 Phố Huế, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0345786803
Email: hrm@tginterjsc.com
Trang web: http://tginternationaljsc.com