Giá thép không gỉ giao sau của Trung Quốc ngày 15/6 tăng hơn 5%, lên mức cao nhất mọi thời đại do tiêu thụ mạnh và nguồn cung nguyên liệu thô gia tăng, trong khi lo ngại về việc cắt giảm sản lượng trong lĩnh vực thép cũng hỗ trợ giá.
Giá thép không gỉ được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giao tháng 8, tăng 5,1% lên 18.895 CNY (tương đương 2.922,21 USD)/tấn, mức cao nhất kể từ khi hợp đồng được ra mắt.
“Tiêu thụ ở hạ nguồn (đối với thép không gỉ) tương đối tốt, cả cung và cầu đều mạnh”, Huatai Futures cho biết, đồng thời ông cũng đưa ra nhận xét những lo ngại gần đây về việc cắt giảm sản lượng thép cũng ảnh hưởng đến triển vọng nguồn cung.
Trong khi đó, các biện pháp kiểm soát môi trường ở Trung Quốc nhằm hạn chế các dự án tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải cao đã dẫn đến sự thiếu hụt các hợp chất sắt như ferrochrome thành phần sản xuất thép không gỉ. Trong tuần, giá thép không gỉ kỳ hạn tăng 8,9%.
Dự báo nhu cầu sắt thép thế giới sẽ tiếp tục duy trì cao, và giá sẽ khó có thể sớm hạ nhiệt.
Các sản phẩm thép khác trên sàn Thượng Hải giảm nhẹ, với giá thép cây xây dựng, giao tháng 10, giảm 0,2% xuống 5.534 CNY/ tấn và thép cuộn cán nóng giảm 0,1% xuống 5.953 CNY/tấn.
Tiêu thụ hàng tuần đối với năm sản phẩm thép chính tăng 3,9% lên 10,77 triệu tấn vào ngày 15/7 so với một tuần trước đó, do tồn kho thép lần đầu tiên giảm trong sáu tuần.
Bên cạnh đó, giá các nguyên liệu thô khác trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng. Giá quặng sắt kỳ hạn giao tháng 9 tăng 2,9% lên 1.253 CNY/tấn.
Giá than cốc kỳ hạn tăng 2,9% lên 2.045 CNY/ tấn và than cốc tăng 1,9% lên 2.660 CNY/tấn.
Giá quặng sắt có hàm lượng sắt 62% Fe tăng 1 USD lên 221,5 USD/tấn.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn dự kiến khi ở mức 7,9% trong quý II. Điều này phản ánh hoạt động sản xuất chậm lại, do bị tác động bởi chi phí nguyên liệu thô tăng và đại dịch Covid-19 tái bùng phát, cản trở tiến độ hồi phục của kinh tế nói chung và các lĩnh vực sử dụng sắt thép nói riêng.
Theo các nhà phân tích của ANZ, dữ liệu GDP đáng thất vọng của Trung Quốc làm gia tăng kỳ vọng rằng Chính phủ nước này sẽ giữ lãi suất ổn định ở mức hiện tại “trong một thời gian dài” và có thể triển khai “các biện pháp bổ sung liên quan đến tiền tệ” trong nửa cuối năm nay.
“Chúng tôi tin rằng các nhà chức trách sẽ tích cực giảm thiểu rủi ro cho hệ thống tài chính trong 6 tháng cuối năm,” báo cáo của ANZ cho biết.
Thanh khoản trên thị trường Trung Quốc gia tăng sau khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng từ tuần trước được điều chỉnh giảm 50 điểm cơ bản. Điều này có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu thép và nguyên liệu thô của Trung Quốc, trái với dự đoán của một số nhà phân tích là nhu cầu sẽ chậm lại trong nửa cuối năm nay.
Trên thế giới, chỉ số PMI do J.P. Morgan theo dõi trong tháng 6 là 55,5, cho thấy sản xuất tiếp tục tăng tháng thứ 12 liên tiếp. IHS Markit cũng cho biết: ‘Sản xuất trên toàn cầu vẫn trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng 6 với sản lượng, đơn đặt hàng mới và việc làm đều tăng, cùng với sự lạc quan trong kinh doanh ở mức rất cao.
Điều kiện sản xuất ở châu Âu đặc biệt trong tháng 6 rất tích cực, với bảy chỉ số PMI sản xuất cao nhất đều thuộc về ở châu Âu, tiếp theo là Mỹ. Sản xuất cải thiện kéo theo sản xuất thép tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu, dẫn tới nhu cầu nguyên liệu thép tăng theo.
Tuy nhiên, chuỗi cung ứng toàn cầu căng thẳng tiếp tục ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất và làm cho việc cung ứng nguyên liệu khó khăn, dẫn đến giá tăng mạnh.’
Với những lý do này, dự báo nhu cầu sắt thép thế giới sẽ tiếp tục duy trì cao, và giá sẽ khó có thể sớm hạ nhiệt.
Nguồn: VITIC/Reuters
Công ty Cổ phần Quốc tế T&G
Địa chỉ: 352 Phố Huế, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0345786803
Email: hrm@tginterjsc.com
Trang web: http://tginternationaljsc.com